Con người bắt đầu biết mặc quần áo từ khi nào?
Trong phiên "Ask Me Anything" trên Reddit, CEO Sam Altman cho biết OpenAI đang "đi ngược lại lịch sử" khi xem xét khả năng công khai các nghiên cứu AI của mình. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng này và cho biết đây là một chủ đề đang được thảo luận nội bộ tại OpenAI.Ông Sam Altman nói: "Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi sai hướng trong lịch sử và cần tìm ra một chiến lược nguồn mở khác". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng không phải tất cả thành viên của OpenAI đều đồng tình với quan điểm này và đây không phải là ưu tiên hàng đầu của công ty vào thời điểm hiện tại.Sự thay đổi suy nghĩ tại OpenAI diễn ra trong bối cảnh công ty này đang chịu sức ép mạnh mẽ đến từ công ty AI mới nổi của Trung Quốc là DeepSeek. DeepSeek đã thu hút sự chú ý gần đây với chatbot AI R1 hứa hẹn có chi phí thấp và hiệu suất cao. DeepSeek tuyên bố dự án của họ là "nguồn mở" và hướng đến cộng đồng, điều này trái ngược với các giải pháp đóng của OpenAI và Google.Mô hình nguồn mở cho phép các lập trình viên công khai mã nguồn phần mềm của họ thay vì chỉ cung cấp chương trình đã được biên dịch sẵn. Điều này tạo ra một sự mâu thuẫn với mục tiêu theo đuổi doanh thu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty tư nhân. Các công ty như Meta, DeepSeek và Mistral (công ty AI của Pháp) đang cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách cho phép các nhà phát triển truy cập miễn phí vào hoạt động bên trong công cụ AI của họ.Khi một thành viên trên Reddit hỏi Sam Altman liệu DeepSeek có ảnh hưởng đến kế hoạch của OpenAI trong tương lai hay không, ông đã nhận xét: "Đây là một mô hình rất tốt". Ông cũng cho biết OpenAI sẽ phát triển những mô hình tốt hơn nhưng không thể duy trì vị thế dẫn đầu như trong những năm trước.Những tấm lòng vàng 20.4.2022
Trên sân nhà Pleiku, Châu Ngọc Quang và các đồng đội tại CLB HAGL đã nhập cuộc với quyết tâm phải lấy trọn 3 điểm trong cuộc chạm trán với đối thủ "đồng cân lạng" là CLB TP.HCM.Dưới sự chứng kiến của lượng khán giả không phủ kín hết một nửa sân Pleiku, các học trò của HLV Lê Quang Trãi đã nhập cuộc mạnh mẽ, tranh chấp quyết liệt ở giữa sân và không ngại phạm lỗi khi cần thiết.Về phần mình, đội khách CLB TP.HCM có phần lép vế hơn. HLV Phùng Thanh Phương chỉ đạo các học trò tập trung tổ chức phòng ngự chặt, không nhún nhường đối thủ trong những pha tranh cướp bóng.Điều này dẫn đến hiệp 1 liên tục bị vụn nát bởi các pha phạm lỗi, khiến trọng tài Nguyễn Văn Phúc phải rút đến 6 thẻ vàng trong 45 phút đầu tiên, trong khi có rất ít những pha tấn công đẹp mắt.Để rồi khi tất cả chờ đợi 2 đội rời sân với tỷ số hòa 0-0, thì bất ngờ HAGL vượt lên dẫn trước từ một tình huống phản công nhanh. Châu Ngọc Quang đã thoát xuống và tạt bóng vừa tầm giúp cầu thủ trẻ Hoàng Phước đánh đầu phá vỡ thế bế tắc ở phút 41.Đến phút 62, tận dụng "Chiến hạm đỏ" dâng cao đội hình để tìm kiếm bàn gỡ, CLB HAGL đã tìm được cơ hội từ những đường phản công nhanh, khi Ngọc Quang đích thân dứt điểm thành công, nâng tỷ số lên 2-0.Không còn gì để mất, CLB TP.HCM tràn lên để ít nhất có bàn danh dự. Trận đấu càng về cuối càng trở nên nóng bỏng khi cầu thủ 2 bên tranh chấp quyết liệt, đặc biệt sau tình huống Endrick rút ngắn tỷ số 1-2 từ quả đá phạt góc. Về bàn thắng này, ban huấn luyện đội HAGL phản ứng quyết liệt quyết định của trọng tài, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Vì phản ứng quá quyết liệt, GĐKT của CLB HAGL Vũ Tiến Thành đã bị trọng tài rút thẻ vàng cảnh cáo.Những pha vào bóng mạnh trên mức cần thiết, thậm chí là xô xát đã xảy ra trên sân Pleiku khiến trọng tài Nguyễn Văn Phúc liên tục phải rút thẻ, thêm đến 7 thẻ vàng trong hiệp 2, để hạ nhiệt những cái đầu nóng.Để rồi đến phút 90, bất ngờ đã xảy ra khi Ngọc Long đi bóng lắt léo và có đường bấm bóng ra cột xa rất vừa tầm, giúp Đoàn Hải Quân mạnh mẽ băng vào đánh đầu tung lưới HAGL mà không vấp phải sự truy cản nào từ các cầu thủ HAGL.Trong những phút bù giờ, CLB TP.HCM và HAGL đều có những cơ hội để có thể tìm kiếm bàn thắng. Tuy nhiên những pha xử lý cuối cùng của họ đều không đủ sắc sảo để định đoạt trận đấu, chấp nhận rời sân Pleiku với tỷ số hòa 2-2 trong sự tiếc nuối của Ngọc Quang và đội chủ nhà.
Tiêu thụ xe máy điện gia tăng, xe xăng sụt giảm
Ngày 18.2, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa hình sự sơ thẩm để xét xử và tuyên phạt bị cáo Lê Hữu Thắng (36 tuổi, ở P.Đông Hồ, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) 7 năm tù giam về tội giết người.Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Kiên Giang, trước đó, anh T.L.A.K. (36 tuổi, ở P.Đông Hồ, TP.Hà Tiên) nợ Thắng 6 triệu đồng, anh K. hứa mỗi tháng sẽ trả cho Thắng 3 triệu đồng nhưng không thực hiện. Tối 19.9.2023, Thắng hẹn anh K. gặp nhau ở một quán cà phê tại TP.Hà Tiên để giải quyết nợ.Khi cả hai gặp nhau ở quán cà phê, anh K. không trả nợ 3 triệu mỗi tháng như lời hứa mà xin Thắng cho anh trả 2 triệu đồng mỗi tháng. Do không đồng ý cách xử lý nợ của anh K. nên Thắng và anh K. xảy ra mâu thuẫn, cãi vã căng thẳng. Lúc này, Thắng lấy một con dao xếp đâm liên tiếp 4 nhát vào vai trái của anh K. Trong lúc giằng co, chống trả thì anh K. bị Thắng dùng dao đâm thêm 3 nhát nữa vào người, dẫn đến bị thương nặng.Mặc dù trên người bị nhiều vết thương nhưng anh K. vẫn nỗ lực chạy vào trong quán cà phê và được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết. Kết quả giám định, anh K. bị thương tật tỷ lệ 57%.Riêng đối với Lê Hữu Thắng, sau khi gây án, Thắng đã ném con dao xuống ao nước gần đó rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Qua xác minh điều tra, một thời gian sau lực lượng Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam Thắng về hành vi giết người cho đến ngày vụ án đưa ra xét xử.
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.
Bán ế, hãng xe điện Trung Quốc dừng sản xuất, sa thải 10% lao động
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.